10 trường hợp nhà có sổ đỏ, nhưng không được cấp chứng nhận quyền sở hữu: Người dân nên biết sớm
20:38, Thứ hai 02/10/2023( PHUNUTODAY ) - Thông thường thì quyền sử dụng đất sẽ đi kèm với quyền sở hữu đất và tài sản trên đất. Nhưng có 10 trường hợp dưới đây là ngoại lệ. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bởi vì nhìn bên ngoài tờ giấy có màu đỏ nên được người dân gọi tắt là sổ đỏ cho dễ hiểu. Sổ đỏ hay còn gọi là quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị cao nên tuyệt đối không nên cho người khác mượn, cầm hộ hoặc đưa cho người khác giữ bởi dễ xảy ra tình trạng mua bán hoặc thế chấp trái phép ảnh hưởng tới quyền lợi của bạn.
Thông thường khi được cấp quyền sử dụng đất đồng nghĩa với việc bạn sẽ có quyền sở hữu với mảnh đất và tài sản gắn liền với mảnh đất đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biết thì quyền sử dụng đất sẽ không đồng nghĩa với quyền sở hữu đất. Trong đó 10 trường hợp dưới đây dù nhà có sổ đỏ thì bạn cũng không có quyền sở hữu nó và như vậy bạn sẽ không có quyền sang tên, mua bán chuyển nhượng tài sản đó. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Khi nào không được chứng nhận quyền sở hữu?
Theo Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Cụ thể, Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Nhà ở, công trình gắn liền với đất mà thửa đất đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
(2) Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất;
(3) Công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;
(4) Nhà ở, công trình gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(5) Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng;
(6) Nhà ở, công trình xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng;
(7) Nhà ở, công trình gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
(8) Nhà ở, công trình thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp nhà ở, công trình đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
(9) Nhà ở, công trình gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31 (chứng nhận quyền sở hữu nhà ở), 32 (chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà) của Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
(10) Nhà ở, công trình tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu và trường hợp rất phổ biến là người dân xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không được chuyển mục đích sử dụng đất (nhà ở tạo lập không hợp pháp) sẽ không được cấp quyền sở hữu.
5 tỉnh, thành phố được miễn giảm học phí năm học 2023-2024Đi xe không chính chủ, người dân cần mang theo những giấy tờ gì?