Trong bối cảnh này, hưởng ứng chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749/QĐ-TTG của Chính phủ, Trung tâm Tư vấn chuyển đổi số ITG DX (ITG Digital transformation center) chính thức ra mắt.
Ông Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chuyển đổi số ITG DX tại sự kiện ra mắt ngày 2/11.
Ông Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chuyển đổi số ITG DX cho biết, vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp là không biết nên bắt đầu từ đâu và làm chuyển đổi số như thế nào.
Ngay cả những nhà máy lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp hùng hậu về tiềm lực vẫn đang loay hoay lựa chọn hướng chuyển đổi.
ITG DX hỗ trợ chuyển đổi số cho nhà máy Ngọc Khánh.
Trung tâm ra đời để phục vụ mục tiêu giúp doanh nghiệp tự hiểu rõ chính mình và có đủ kiến thức nền tảng để sẵn sàng chuyển đổi số, cùng doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, với 3 tầng mục tiêu lớn, đi từ nhận thức đến triển khai và lan tỏa các giá trị chuyển đổi số đến cộng đồng doanh nghiệp.
Thông qua đó, việc chuyển đổi số thành công sẽ góp phần thúc đẩy nền sản xuất trong nước và tạo đà cho những bước phát triển đột phá.
Về mục tiêu nhận thức, Trung tâm sẽ trang bị cho cộng đồng doanh nghiệp một nền tảng kiến thức chuyển đổi số căn bản dựa trên tri thức quản trị quốc tế và kinh nghiệm triển khai thực tiễn của các chuyên gia.
Ở cấp độ triển khai, Trung tâm sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình "Từ chiến lược đến thực thi", tối ưu S-Q-C-D. Theo khảo sát từ Trung tâm, đây chính là 4 yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm: S - Speed (tốc độ vận hành), Q - Quality (chất lượng), C - Cost (chi phí), D - Delivery (tiến độ giao hàng).
Trong quá trình này, các chuyên gia về chuyển đổi số của Trung tâm sẽ tư vấn, định hướng tầm nhìn và cùng doanh nghiệp xây dựng chiến lược cụ thể, quy hoạch lộ trình và triển khai chương trình chuyển đổi số.
Qua đó, không chỉ chuyển đổi số phù hợp với đặc thù nguồn lực của từng doanh nghiệp, từng giai đoạn, mà còn góp phần giảm thiểu những rủi ro và lãng phí tới môi trường, năng lượng... khi doanh nghiệp mở rộng về quy mô.
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản xuất thông minh và thực hiện chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Tuy vậy,theo kết quả một khảo sát của Bộ Công Thương, đến tháng 7/2022, mức độ sẵn sàng với cuộc CMCN 4.0 của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang ở mức thấp, với điểm trung bình toàn ngành là 0,53/5.
Cụ thể, năng lực tiếp cận hạn chế ở cả 6 trụ cột, gồm: Chiến lược và tổ chức, nhà máy thông minh, vận hành thông minh, dịch vụ dựa trên nền tảng dữ liệu, sản phẩm thông minh và người lao động.
Một kết quả một khảo sát khác từ VINASA cũng cho thấy, có 92% số doanh nghiệp được hỏi cho biết có nhu cầu chuyển đổi số, song chưa biết bắt đầu từ đâu, triển khai như thế nào.