Đề xuất tăng độ khó đề thi tốt nghiệp THPT 2021: Bộ GD&ĐT nói gì?

12/04/2021 02:12
Có một só ý kiến từ các trường đại học cho rằng, nên tăng độ khó cho đè thi tốt nghiệp THPT 2021 để thuận tiện hơn trong công việc xét tuyển của trường.

>>>>>>>> Lộ đoạn video xăm môi cho bé 5 tuổi: Bé gái lấy tay ngăn lại nhưng bị quát 'Ngồi im đó' khiến dư luận bức xúc

Bộ GD&ĐT thống kê, năm 2020 cả nước có hơn 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, 650.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học với khoảng 2,5 triệu nguyện vọng. Trên cả nước, có tổng số 467.000 thí sinh trúng tuyển đại học, trong đó có hơn 390.000 thí sinh trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

VOV dẫn lời PGS.TS Nguyễn Thu Thủy- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), dự báo trong năm 2021, các trường đại học vẫn xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đề xuất tăng độ khó đề thi tốt nghiệp THPT 2021: Bộ GD&ĐT nói gì?

Ảnh minh họa

Phía GS.Nguyễn Hữu Tú- Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho rằng, hiện nay kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn còn giá trị lớn trong tuyển sinh tại các trường đại học. Ông đề nghị trong năm 2021, Bộ GD&ĐT tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong các khâu trọng yếu như ra đề, coi thi, chấm thi.

Bên canh đó, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến học sinh trên cả nước, do đó đề thi ra ở mức vừa phải. Năm 2021, tình hình dịch bệnh phần nào ổn định hơn, học sinh đi học bình thường, nên đề thi cũng cần có tính phân hóa cao hơn để thuận lợi chp các trường trong công tác tuyển sinh.

Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng- Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức phục vụ mục đích chính là xét tốt nghiệp và các trường đại học có thể tận dụng kết quả học tập này để xét tuyển đại học, nhằm tiết kiệm chi phí cho học sinh và xã hội. Đánh giá về các đề thi những năm gần đây, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng, đề có khoảng 70% câu hỏi học sinh khá có thể làm được, 30% câu hỏi còn lại để tìm học sinh giỏi.

Theo ông Tùng, đọ khó như đề thi năm 2020 khá phù hợp do không xảy ra tình trạng mưa điểm 10, không có các ngành điểm chuẩn 30 hay trên 30 điểm. Nguyên tắc trong tuyển sinh đại học theo kiểu “thuyền lên, nước lên”, các trường sẽ xét từ cao xuống thấp, do đó không ảnh hưởng đến quá trình tuyển sinh.

Đồng ý với kiến nghị Bộ GD&ĐT cần tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, GS Nguyễn Minh Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trường tái khởi động kỳ thi đánh gia năng lực, nhiều trường đại học phát huy tinh thần tự chủ, có các phương án tuyển sinh chung và riêng. Tuy nhiên, trong lộ trình dài hơn, cần hình thành các trung tâm khảo thí độc lập, trong đó đề thi có mức độ tương đương nhau, có mặt bằng chung. Bộ GD-ĐT giữ vai trò giám sát chung.

Kết luận, Bộ GD&ĐT cho hay, năm 2021 kỳ thi tốt nghiệp THPT về cơ bản được giữ ổn định như năm 2020. Bộ khuyến khíc, ủng hộ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ xét tuyển.

Bên cạnh đó, Bộ cũng khuyến khích các trung tâm khảo thí độ lập cùng phồi hợp xây dựng ngân hàng đề thi và thống nhất các phương thức, chuẩn về đề thi. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chất lượng và tạo thuận lợi cho thí sinh.

>>>>>>> Xem thêm : Thông tin nong nhất trong ngày trên báo ngoisao.vn

 

Theo xahoi.com.vn

Đề xuất tăng độ khó đề thi tốt nghiệp THPT 2021: Bộ GD&ĐT nói gì? - Giáo Dục